Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2000

Cúc hoa làm thuốc

Hình ảnh
Hỏi: Xin cho hỏi cách thu hái cúc hoa để làm thuốc như thế nào? (Trần Văn Cường - Hà Nội) Trả lời : Cúc hoa còn gọi là cam cúc hoa, bạch cúc hoa, cúc hoa trắng, cúc điểm vàng, Hoàng cúc. Tên khoa học Chrysanthemum sinense Sabine. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Cúc hoa (Flox Chrysanthemi) là hoa cúc phơi hay sấy khô. Người ta còn dùng cả hoa của cây cúc hoa vàng hay dã cúc, kim cúc, cúc riềng vàng Chrysanthemum indicum L. (Chrysanthemum procumbens Lour.) cùng họ. Cúc là cùng tận: tháng 9 hoa cúc nở sau cùng. Mô tả cây Cây hoa cúc trắng (Chrysanthemum sinense là một cây sống hai năm hay sống dai, thân mọc thẳng đứng, có thể cao 0,5 - 1,4m, toàn thân có lông trắng mềm. Lá mọc so le, cuống dài 1 - 2,5cm có lông trắng, phiến lá hình trứng hay hơi thuôn hai đầu tù dài 3,5 - 5cm, rộng 3 - 4cm, chia thành 3 - 5 thùy mép có răng cưa và lượn sóng, mặt dưới nhiều lông màu trắng mốc. Cụm hoa hình đầu, màu trắng hay hơi tía ở phía ngoài, vàng ở giữa, mọc ở đầu cành hay kẽ lá. Cây cúc hoa và...

Hoa dâm bụt có tác dụng hạ huyết áp

Hình ảnh
Nghiên cứu chỉ ra rằng ngay cả những loại thuốc điều trị huyết áp phổ biến như lisinopril và hydrochlorothiazide cũng không hiệu quả bằng hoa dâm bụt trong điều trị huyết áp cao. Loại hoa này có tác dụng như một chất ức chế enzym chuyển đổi angiotensin và nó thậm chí hiệu quả hơn lisinopril. Các nhà nghiên cứu cho rằng anthocyanins (các sắc tố không hòa tan trong nước) làm cho hoa có màu đỏ sáng có thể là thành phần giúp giảm huyết áp. Trong một nghiên cứu khác, nhóm các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hiệu quả của hydrochlorothiazide so với cây dâm bụt và họ bất ngờ khi phát hiện ra rằng loại hoa này có tác dụng hơn so với loại thuốc điều trị huyết áp phổ biến này và không gây mất cân bằng điện giải, ảnh hưởng thường xảy ra khi sử dụng hydrochlorothiazide ở những người thực hiện kiểm tra. Ngoài ra, những tác dụng của hoa dâm bụt cũng kéo dài hơn hydrochlorothiazid. Loại trà làm từ hoa dâm bụt dưới đây có thể làm giảm huyết áp của bạn mà không có tác dụng phụ như thuốc huyết áp. Thành phần ...

Đánh bay cảm cúm nhờ húng chanh

Hình ảnh
Theo y học cổ truyền, húng chanh có vị cay, tính ấm mùi thơm, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, có tác dụng giải cảm, chữa ho, chữa cảm cúm, sốt không ra mồ hôi được,… Kinh nghiệm nhân dân thường dùng lá húng chanh tươi hoặc sắc uống. Ngoài ra các cơ sở sản xuất thuốc Nam cũng thường chưng cất tinh dầu húng chanh kết hợp với một số thảo dược khác để sản xuất thuốc trị ho, cảm cúm. Một số bài thuốc giải cảm thường dùng: Cảm sốt, không ra mồ hôi: Húng chanh 20g, tía tô 15g, gừng tươi 5g (thái lát mỏng), cam thảo đất 15g. Sắc uống khi nước thuốc còn ấm để cho ra mồ hôi. Húng chanh phối hợp với gừng tươi trị cảm cúm. Chữa cảm hàn, ho, đau đầu, sốt không ra mồ hôi, miệng đắng: Lá húng chanh 15g, bạc hà 5g, tía tô 8g, gừng tươi 3 lát mỏng. Sắc uống ngày 1 thang. Hoặc: Lá húng chanh tươi 50g, rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát, đổ rượu trắng lượng vừa xâm xấp, trộn đều, đậy kín. Nấu 1 nồi nước xông sôi, khi nước xông sôi thì cho bát húng chanh vào, đậy kín vung nấu sôi lại, ch...

Hạt muồng, vị thuốc cổ truyền giúp mát gan sáng mắt

Hình ảnh
Theo y học cổ truyền, thảo quyết minh (hạt muồng đã sơ chế) có vị ngọt đắng, mặn, tính hơi hàn, có tác dụng an thần, hạ huyết áp, mát gan, giáng hỏa, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiện,… Hạt muồng là hạt của cây muồng. Muồng là loại cây nhỏ, lá mọc so le, gồm 2 - 4 đôi lá chét. Hoa mọc ở kẽ lá màu vàng tươi. Quả hình trụ dài, trong chứa 15 - 25 hạt. Hạt muồng hình trụ 2 đầu vát chéo màu nâu xỉn, bóng, trông như viên đá lửa. Khi thu hái lấy quả, phơi thật khô, đập lấy hạt, sao hạt nhỏ lửa đến khi thơm, tùy theo yêu cầu điều trị có thể sao vàng hay sao cháy vị thuốc là thảo quyết minh hay quyết minh tử. Một số đơn thuốc theo kinh nghiệm dân gian Thanh nhiệt, làm sáng mắt, thông tiện: Thảo quyết minh 30g, gạo tẻ 100g. Thảo quyết minh rửa sạch, sao qua, gạo tẻ vo sạch. Hai thứ cho vào nồi ninh thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt, làm sáng mắt, thông tiện, thanh can ích thận, dùng thích hợp cho những người hay bị đau đầu do phong tà, đau mắt đỏ, suy giảm thị lực, t...

Công dụng tuyệt vời ít người biết của mía

Hình ảnh
Với người Việt Nam, cây mía rất thân thuộc, nước mía là thức uống rất được ưa chuộng trong mùa hè. Không những thế, mía còn là vị thuốc từ thiên nhiên phòng và chữa nhiều bệnh. Sau đây giới thiệu một số công dụng chữa bệnh của cây mía. Mùa nóng đi tiểu nhiều, mỗi lần ít một (đái dắt) là có thấp nhiệt, nên uống nước mía để giải nhiệt. Nước mía gừng tươi chống khát, chống nôn, nhuận phế. Thanh nhiệt, nhuận hầu họng (khô khát): mùa hè uống nước mía tươi (không đá). Mùa đông nấu nước mía uống nóng hoặc cho lát gừng. Dưỡng âm nhuận táo, sinh tân chỉ khát ho khan ít đờm, người bứt rứt, họng khô, táo bón: nước mía cho gạo vào nấu cháo, ăn nóng. Dưỡng âm, nhuận phế: dùng cho người hay ho, nóng rát cổ, giọng nói yếu. Bách hợp 50g, ngâm nước nấu nhừ sau cho nước mía 100g và nước củ cải 100g. Uống trước khi đi ngủ 1-2 tiếng. Ho, hen do nhiệt, sổ mũi, miệng khô: mía ép giã lấy nước nấu cháo ăn. Chữa ho gà: mía 3 lóng, rau má 1 nắm, gừng 2 lát. Cho vào 2 bát nước, sắc uống ít m...

Nguy hiểm khi dùng long não không đúng

Hình ảnh
Long não được trồng khắp nơi ở nước ta. dùng long não phải cẩn thận nếu không muốn nguy hiểm. Long não Long não thiên nhiên, có tinh thể màu trắng, mùi thơm đặc biệt, vị nóng, tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ (cồn, ête, clofoc). Tác dụng dược lý Long não có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, tăng cường hô hấp và tuần hoàn, nhất là trung khu thần kinh đang ở trạng thái ức chế thì tác dụng càng rõ. Uống trong, long não kích thích niêm mạc dạ dày: liều nhỏ gây cảm giác ấm áp dễ chịu; liều cao gây buồn nôn, nôn. Tác dụng đối với tim mạch: long não có tác dụng hưng phấn cơ tim đối với tim đang suy yếu nhưng với liều thông thường không có tác dụng nào đối với cơ tim. Tác dụng dược động học: long não được hấp thu dễ và nhanh qua da, niêm mạc bất cứ nơi nào trên cơ thể, kể cả niêm mạc dạ dày. Thuốc bị oxy hóa ở gan được Campherenol, sau đó chuyển hóa kết hợp với glucoronic và bài tiết ra nước tiểu (Trung Dược học). Liều dùng: uống trong: 0,1 - 0,2g thuốc tán hoặc rượu. ...

Thuốc chữa bệnh từ cây sa nhân

Hình ảnh
Sa nhân là loại cây mọc hoang rất nhiều ở vùng rừng núi, dưới tán cây râm mát, tiếng Tày còn gọi là mác nẻng, tiếng Thái là co nénh. Bộ phận dùng làm thuốc là hạt quả. Thu hái quả thường vào mùa hè, bóc vỏ quả lấy hạt bên trong, phơi hay sấy khô dùng dần. Sa nhân thuộc loại cây thân thảo cao 2 - 3m, nhìn gần giống như cây riềng nhưng rễ không phát triển thành củ mà bò lan dưới lớp đất mỏng, có khi nổi lên trên mặt đất. Lá mọc so le có bẹ dài, phiến lá hình trái xoan, mặt lá xanh thẫm, láng bóng. Hoa màu trắng, đốm tía, mọc thành chùm. Quả cuống ngắn có gai, hình tròn hoặc trứng dài có 3 ô mang 3 khối hạt màu nâu sẫm, mùi thơm nồng. Sa nhân có nhiều loại, Đông y thường sử dụng chủ yếu là hai loài sa nhân tím và sa nhân trắng vì có giá trị dược liệu cao. Theo y học cổ truyền, sa nhân có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng hành khí, hóa thấp, kiện tỳ, kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Thường dùng chữa ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, tiêu chảy, nôn mửa, an thai,... Cây và vị thuốc ...

Vị thuốc bán chi liên và bạch hoa xà thiệt thảo

Hình ảnh
Hỏi: Xin vui lòng cho tôi biết những công dụng của vị thuốc bán liên chi và bách hoa xà thiệt thảo có đúng là trị được bách bệnh, đặc biệt là ung thư như trên internet đã nói hay không? Bài thuốc này trong dân gian có hay dùng và dùng thường xuyên không? Nếu dùng thường xuyên có ảnh hưởng gì không? (Mộng Loan - TP.HCM) Trả lời : Cây bán chi liên còn có tên là hoàng cầm râu, thuẩn râu, họ hàn tín lá hẹp, tên khoa học Scutellaria barbata D.Don (S. rivularis Benth.), thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Bán chi liên Loài cây này mọc ở nơi sáng và ẩm, gặp ở ruộng hoang, bãi hoang từ vùng thấp đến vùng cao. Thành phần hóa học có trong bán chi liên được ghi nhận ban đầu là scutellarin, scutellarein, carthamidin, isocarthamidin. Ngoài ra còn có alcaloid, hợp chất phenol, sterol, tanin. Về tác dụng dược lý, hợp chất flavonoid scutellarein trong bán chi liên có tác dụng ức chế được hoạt độ của protein kinase C não chuột bạch. Theo Đông y, bán chi liên có vị hơi đắng, tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, gi...

Củ mài chữa suy nhược cơ thể

Hình ảnh
Trong Đông y, củ mài có tên là dược là hoài sơn, có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận, chỉ tả lỵ, có tác dụng rất tốt cho người bệnh suy nhược cơ thể, chán ăn, trẻ em suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa,... Cây củ mài thuộc họ dây leo quấn, thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá (dái mài). Rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất đến hàng mét, hơi phình ở phía gốc, vỏ ngoài có màu nâu xám, thịt mềm màu trắng. Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim, cụm hoa đơn tính gồm các bông khúc khuỷu, màu vàng. Củ mài có tác dụng bổ tỳ vị. Cây thường mọc hoang ở các vùng rừng núi phía Bắc và miền Trung. Nhân dân vùng núi thường đào củ mài về cạo sạch vỏ, luộc, xào hoặc nấu canh ăn. Củ mài cũng và được trồng nhiều ở đồng bằng để làm dược liệu. Trong Đông y, củ mài có tên là dược là hoài sơn. Đào củ vào mùa hè - thu khi cây đã lụi, mang về rửa sạch, gọt vỏ cho phơi hoặc sấy khô, cho vào lọ bảo quản nơi thoáng mát để dùng dần. Củ mài thườ...

An nam tử trị ho khan, mất tiếng

Hình ảnh
Ho khan, mất tiếng là bệnh thường gặp. Đặc biệt mùa hè nóng bức nên mọi người thường lạm dụng nước đá và nằm điều hòa quá lạnh. Đông y có nhiều vị thuốc để chữa trị. Sau đây xin giới thiệu vị thuốc trị bệnh từ an nam tử là quả cây đười ươi. An nam tử còn có tên khác là đười ươi, cây thạch, cây ươi, bàng đại hải, đại đồng quả... mọc nhiều ở miền Nam nước ta (Biên Hòa, Bà Rịa, Bình Định, Thuận Hải, Phú Yên, Quảng Trị) và tại nhiều nước khác ở Đông nam Á như Trung Quốc (Quảng Đông, đảo Hải Nam), Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Indonesia. Để làm thuốc, người ta hái quả chín nứt ở cây lấy hạt phơi khô dùng dần. Hạt an nam tử hình bầu dục trông như quả trám. Bề mặt màu nâu tối hoặc màu nâu vàng sẫm, có vân nhẵn không đồng đều. Theo đông y, an nam tử tính hàn, vị ngọt, lợi về kinh phế, đại tràng có công dụng thanh nhiệt, nhuận phổi, lợi hầu, giải độc. Phù hợp với người ho khan, không có đờm, đau họng, khản tiếng, cốt chưng (người bệnh sốt nhẹ về chiều...

Vừng đen

Hình ảnh
Vừng đen (miền Nam gọi là mè đen) là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và vị thuốc chữa bệnh tốt. Theo các chuyên gia thực phẩm thì ăn những thực phẩm có màu đen như vừng đen, đỗ đen, gà ác, gạo cẩm... có thể điều tiết khả năng sinh lý của con người, kích thích hệ thống bài tiết tiêu hóa, tuần hoàn làm tăng lượng hồng cầu, da dẻ hồng hào, tóc đen trở lại và kéo dài tuổi thọ. Vừng đen. Theo y học cổ truyền, hạt vừng đen có tên thuốc là hắc chi ma. Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng hạt vừng đen sao cháy tán bột, mỗi lần uống 12g với ít rượu pha mật hoặc nước gừng để chữa đau lưng. Phụ nữ có thai sắp sinh con thường ăn chè vừng đen để dễ đẻ; sau khi đẻ bị thiếu sữa, đem sao hạt vừng đen với muối giã ăn với cơm hàng ngày. Để chữa nhọt lở lâu ngày không liền miệng, lấy hạt vừng đen 20 - 30g sao cháy, giã đắp hàng ngày. Phối hợp với nhiều vị thuốc khác, hạt vừng đen được dùng trong những trường hợp sau: Thuốc bổ mạnh gân xương: hạt vừng đen 300g đồ chín, phơi khô, sao vàng; lá dâu ...

Cỏ mần trầu tiêu viêm, trừ thấp

Hình ảnh
Cỏ mần trầu còn có tên màn trầu, thanh tâm thảo, cỏ chỉ tía, mọc khắp nơi ở nước ta, thu hái vào mùa khô. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây, dùng ở dạng tươi hay khô. Theo Đông y, mần trầu vị ngọt hơi đắng, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, làm ra mồ hôi, tiêu viêm trừ thấp, cầm máu, tán ứ và mát gan. Liều dùng hằng ngày 16 - 20g khô hoặc 40 - 100g tươi, dạng thuốc sắc hay hoàn, thường dùng phối hợp với các vị khác để chữa một số chứng bệnh dưới đây rất hiệu quả. Chữa tăng huyết áp: dùng cây tươi 500g, rửa sạch, giã nát, thêm 1 bát nước đun sôi để nguội. Lọc qua vải và vắt lấy nước cốt, thêm ít đường cho đủ ngọt. Uống 2 lần, sáng và chiều. Đề phòng viêm màng não truyền nhiễm: cỏ mần trầu 30g sắc uống trong ngày. Uống liền 3 ngày, nghỉ 10 ngày, sau đó lại uống tiếp 3 ngày nữa. Chữa viêm da, vàng da: cỏ mần trầu tươi 60g, rễ cây tổ kén đực (1 loài cây dó) 30g. Sắc uống. Chữa thấp nhiệt, hoàng đản: cỏ mần trầu tươi 60g, sơn chi ma 30g. Sắc uống. Chữa viêm tinh hoàn: cỏ mần trầu 60g, cùi v...

Bối mẫu giúp hạ áp, trị ho,...

Hình ảnh
Về thành phần hóa học, bối mẫu có các alkaloid (verticin, verticillin...); các hợp chất peiminoside và Mn, Cu, Zn... Tác dụng hạ huyết áp, long đờm, giảm ho. Theo Đông y, bối mẫu vị ngọt, hơi đắng, tính mát; vào tâm và phế. Có tác dụng chỉ khái hóa đàm, thanh nhiệt tán kết. Trị viêm khí phế quản dạng viêm khô, nóng sốt ho khan đờm ít, đờm dính vàng đặc đau rát miệng họng (đàm nhiệt khái thấu); viêm sưng hạch vùng cổ (lao hạch), áp-xe phổi, áp-xe vú, viêm cơ có mủ và sưng hạch... Liều dùng, cách dùng: 3-10g, bằng cách nấu hầm, sắc, pha hãm. Khi dùng trong các thực đơn, người ta dùng xuyên bối mẫu nhiều hơn. Một số món ăn thuốc có bối mẫu: Cháo bối mẫu: xuyên bối mẫu 10g, gạo tẻ 50g, đường phèn vừa đủ. Bối mẫu tán mịn, gạo tẻ nấu cháo, cháo được cho đường phèn vào khuấy tan đều, cho tiếp bột bối mẫu đun nhỏ lửa cho sôi lăn tăn, khuấy đều là được, ăn nóng vào bữa sáng và tối. Dùng tốt cho người viêm khí phế quản cấp và mạn tính, khí phế thũng. Thịt lợn hầm xuyên bối mẫu: xuyên bối mẫu 9g,...

Cỏ mực

Hình ảnh
Đây là cây thuốc quen thuộc, chủ trị xuất huyết, nội tạng, viêm gan mạn... Mô tả cây Cỏ mực có tên khoa học là Eclipta alba Hassk thuộc họ Cúc Asteraceae. Gọi là “mực” vì vò nát có nước chảy ra như mực đen. Gọi là “rau” vì mầm non của nó cũng được dùng như một loại rau. Do có màu đen nên cây rau này cũng được chú ý trong nhóm thức ăn, thuốc màu đen với nhiều triển vọng cho những công dụng quý như để chống lão hóa. Cỏ mực từ lâu có trong kho tàng Nam dược thần hiệu. Cây mọc hoang khắp nơi và ở đâu người ta cũng biết dùng để cầm máu. Thu hái từ tháng 2 đến tháng 8, phơi khô trong râm mát (âm can) bảo quản cẩn thận để dùng khi không có cây tươi. Cách dùng đơn giản tươi hay khô và không phải bào chế gì cả. Theo kinh nghiệm dùng cây có hoa tốt hơn. Cỏ mực tính lạnh, vị ngọt chua, không độc. Có tác dụng lương huyết (mát huyết) chỉ huyết, thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, làm đen râu tóc. Chủ trị xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, ỉa đái ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh) chữa kiết lỵ, viê...

Tránh nhầm lẫn những dược liệu có tên phụ tử

Hình ảnh
Hàng năm, ở nước ta, thỉnh thoảng vẫn xảy ra những vụ ngộ độc chết người do ô đầu, phụ tử, phần lớn là do sự thiếu hiểu biết về các cây thuốc này. Vì vậy, trong quá trình khai thác các vị thuốc gọi là “phụ tử”, từ nguồn dược liệu đầu vào đến việc chế biến và sử dụng chúng, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc để tránh nhầm lẫn. Cây ô đầu Ở Việt Nam, cây ô đầu có tên khoa học là Aconitum fortunei Hemsl., hoặc Aconitum carmichaeli Debx., họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Có 2 loại: ô đầu mọc hoang ở một số vùng núi Lào Cai, Hà Giang… và di thực từ cây ô đầu Trung Quốc. Cây ô đầu. Ô đầu thân đứng thẳng, hình trụ, ít phân nhánh, cao khoảng 0,6-1m. Lá mọc so le có gân hình chân vịt, lá non hình tim tròn, có răng cưa; lá già xẻ 3-5 thùy, mép khía răng cưa. Cụm hoa mọc thành chùm ở ngọn thân. Quả gồm 5 đài mỏng. Từ cây ô đầu cho 2 dược liệu quý: Ô đầu là rễ cái của cây ô đầu, thường gọi là củ. Vị thứ hai là sinh phụ tử, là các rễ nhánh, tức những củ con phát sinh từ củ cái. Cả hai đều đ...