Bài đăng

Diếp cá thanh nhiệt giải độc

Hình ảnh
Diếp cá còn gọi là giấp, ngư tinh thảo. Mọc hoang hay trồng ở nơi ẩm ướt. Là một trong các loại rau thơm gia vị chủ yếu quen dùng ở miền Nam nước ta. Theo Đông y, diếp cá vị cay, hơi lạnh, hơi độc; vào phế và can có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thuỷ tiêu thũng. Dùng cho các trường hợp viêm khi phế quản, hen suyễn, ap-xe phổi, phù nề, hội chứng lỵ cấp, viêm đường tiết niệu, đái dắt, đái buốt, huyết trắng, khí hư, mụn nhọt. Liều dùng cách dùng: 10 - 30g khô, 30 - 60g tươi. Một số cách chữa bệnh có diếp cá: Chữa đau sưng: Diếp cá 15g, nhọ nồi 15g, cải rừng 15g, xương sông 15g, dưa chuột 15g, khế 15g, đơn đỏ 15g, huyết dụ 15g, xích hoa xà 3 lá, bí đao 3 lát, củ nâu 3 lát. Tất cả giã nát, thêm nước và vắt lấy nước uống, bã đắp vào chỗ sưng (Nam dược thần hiệu) Chữa sởi: Diếp cá 15g, rau dệu 15g, đậu chiều 12g, cam thảo đất 12g. Sắc uống làm 2 lần trong ngày. Thuốc thúc sởi mau phát ra ngoai. Chữa viêm phổi: Diếp cá 20g, thạch cao 40g, kim ngân 20g, lô căn 20g, liên kiều 20g, hạnh nhân

Món ăn, bài thuốc từ cây móp gai

Hình ảnh
Móp gai mọc hoang khắp nơi ở những vùng ẩm ướt, trên có tán che như ruộng nước, bờ ao, ven suối trong môi trường bán ngập nước. Thân bò phình to như củ, mọc trên mặt đất, mang nhiều sẹo lá và rễ. Rễ to, ăn sâu, phát triển từ thân bò trên mặt đất. Lá có cuốn dạng bẹ rời, trên mép và lưng cuốn có nhiều gai nhỏ, khi cuốn còn non gai mềm, khi cuốn lá già gai sắc nhọn. Lá xẻ thùy với những lá chét có gốc lá rộng mọc gần đối xứng. Hoa vươn cao lên trên lá, có cuống hoa tròn, phát hoa là một khối dạng hình vùi trống mang đầy hoa chung quanh. Đọt non, phát hoa còn non, lá non kể cả cuốn và phiến đều làm rau ăn được. Thân, còn gọi là củ, được dùng làm thuốc. Móp gai vị cay, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Món ăn: Ăn sống và bóp gỏi: Đọt non, lá và bẹ non và phát hoa non của cây móp gai được dùng làm rau sống và bóp gỏi. Rau luộc: Đọt non, lá và bẹ non và phát hoa non của cây móp gai được dùng làm rau luộc ăn rất ngon và bổ. Rau xào: Đọt non, lá và bẹ non và phát hoa non của cây móp

Dưa chuột làm thuốc

Hình ảnh
Dưa chuột hay còn gọi là dưa leo, hồ qua, ngũ qua, thích qua, là loại quả rất quen thuộc với mọi người. Theo quan niệm của Đông y, dưa chuột vị ngọt, mát, vào tỳ vị, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, miệng khô khát nước, đau sưng họng, phù nề. Một số bài thuốc thường dùng Bài 1: Chữa trẻ bị rối loạn tiêu hóa mùa nắng: Dưa chuột non 1 kg, rửa sạch, thái nhỏ, đổ mật mía ngập thuốc, nấu sôi trong 10 phút, ăn nhiều lần trong 1 - 2 ngày. Dưa chuột có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Bài 2: Bổ tỳ vị, kích thích tiêu hóa: Dưa chuột gọt vỏ, nếu nhiều hạt thì bỏ ruột, rửa sạch thái khúc xào chua ngọt với thịt lợn, tôm tươi, cà chua, hành tây. Ăn cùng với cơm rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bài 3: Thanh nhiệt, lợi tiểu: Dưa chuột 3 quả bỏ vỏ rửa sạch, thái chỉ. Thịt lợn nạc vai hoặc tai 100g luộc chín tới, thái chỉ, trộn với vừng rang, lạc rang vàng, rau thơm, gia vị làm nộm ăn cùng với cơm. Bài 4: Hỗ trợ chữa sốt nóng: Dưa chuột 0,5kg gọt vỏ, rửa sạch ép lấy

Cúc hoa làm thuốc

Hình ảnh
Hỏi: Xin cho hỏi cách thu hái cúc hoa để làm thuốc như thế nào? (Trần Văn Cường - Hà Nội) Trả lời : Cúc hoa còn gọi là cam cúc hoa, bạch cúc hoa, cúc hoa trắng, cúc điểm vàng, Hoàng cúc. Tên khoa học Chrysanthemum sinense Sabine. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Cúc hoa (Flox Chrysanthemi) là hoa cúc phơi hay sấy khô. Người ta còn dùng cả hoa của cây cúc hoa vàng hay dã cúc, kim cúc, cúc riềng vàng Chrysanthemum indicum L. (Chrysanthemum procumbens Lour.) cùng họ. Cúc là cùng tận: tháng 9 hoa cúc nở sau cùng. Mô tả cây Cây hoa cúc trắng (Chrysanthemum sinense là một cây sống hai năm hay sống dai, thân mọc thẳng đứng, có thể cao 0,5 - 1,4m, toàn thân có lông trắng mềm. Lá mọc so le, cuống dài 1 - 2,5cm có lông trắng, phiến lá hình trứng hay hơi thuôn hai đầu tù dài 3,5 - 5cm, rộng 3 - 4cm, chia thành 3 - 5 thùy mép có răng cưa và lượn sóng, mặt dưới nhiều lông màu trắng mốc. Cụm hoa hình đầu, màu trắng hay hơi tía ở phía ngoài, vàng ở giữa, mọc ở đầu cành hay kẽ lá. Cây cúc hoa và

Hoa dâm bụt có tác dụng hạ huyết áp

Hình ảnh
Nghiên cứu chỉ ra rằng ngay cả những loại thuốc điều trị huyết áp phổ biến như lisinopril và hydrochlorothiazide cũng không hiệu quả bằng hoa dâm bụt trong điều trị huyết áp cao. Loại hoa này có tác dụng như một chất ức chế enzym chuyển đổi angiotensin và nó thậm chí hiệu quả hơn lisinopril. Các nhà nghiên cứu cho rằng anthocyanins (các sắc tố không hòa tan trong nước) làm cho hoa có màu đỏ sáng có thể là thành phần giúp giảm huyết áp. Trong một nghiên cứu khác, nhóm các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hiệu quả của hydrochlorothiazide so với cây dâm bụt và họ bất ngờ khi phát hiện ra rằng loại hoa này có tác dụng hơn so với loại thuốc điều trị huyết áp phổ biến này và không gây mất cân bằng điện giải, ảnh hưởng thường xảy ra khi sử dụng hydrochlorothiazide ở những người thực hiện kiểm tra. Ngoài ra, những tác dụng của hoa dâm bụt cũng kéo dài hơn hydrochlorothiazid. Loại trà làm từ hoa dâm bụt dưới đây có thể làm giảm huyết áp của bạn mà không có tác dụng phụ như thuốc huyết áp. Thành phần

Đánh bay cảm cúm nhờ húng chanh

Hình ảnh
Theo y học cổ truyền, húng chanh có vị cay, tính ấm mùi thơm, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, có tác dụng giải cảm, chữa ho, chữa cảm cúm, sốt không ra mồ hôi được,… Kinh nghiệm nhân dân thường dùng lá húng chanh tươi hoặc sắc uống. Ngoài ra các cơ sở sản xuất thuốc Nam cũng thường chưng cất tinh dầu húng chanh kết hợp với một số thảo dược khác để sản xuất thuốc trị ho, cảm cúm. Một số bài thuốc giải cảm thường dùng: Cảm sốt, không ra mồ hôi: Húng chanh 20g, tía tô 15g, gừng tươi 5g (thái lát mỏng), cam thảo đất 15g. Sắc uống khi nước thuốc còn ấm để cho ra mồ hôi. Húng chanh phối hợp với gừng tươi trị cảm cúm. Chữa cảm hàn, ho, đau đầu, sốt không ra mồ hôi, miệng đắng: Lá húng chanh 15g, bạc hà 5g, tía tô 8g, gừng tươi 3 lát mỏng. Sắc uống ngày 1 thang. Hoặc: Lá húng chanh tươi 50g, rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát, đổ rượu trắng lượng vừa xâm xấp, trộn đều, đậy kín. Nấu 1 nồi nước xông sôi, khi nước xông sôi thì cho bát húng chanh vào, đậy kín vung nấu sôi lại, ch

Hạt muồng, vị thuốc cổ truyền giúp mát gan sáng mắt

Hình ảnh
Theo y học cổ truyền, thảo quyết minh (hạt muồng đã sơ chế) có vị ngọt đắng, mặn, tính hơi hàn, có tác dụng an thần, hạ huyết áp, mát gan, giáng hỏa, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiện,… Hạt muồng là hạt của cây muồng. Muồng là loại cây nhỏ, lá mọc so le, gồm 2 - 4 đôi lá chét. Hoa mọc ở kẽ lá màu vàng tươi. Quả hình trụ dài, trong chứa 15 - 25 hạt. Hạt muồng hình trụ 2 đầu vát chéo màu nâu xỉn, bóng, trông như viên đá lửa. Khi thu hái lấy quả, phơi thật khô, đập lấy hạt, sao hạt nhỏ lửa đến khi thơm, tùy theo yêu cầu điều trị có thể sao vàng hay sao cháy vị thuốc là thảo quyết minh hay quyết minh tử. Một số đơn thuốc theo kinh nghiệm dân gian Thanh nhiệt, làm sáng mắt, thông tiện: Thảo quyết minh 30g, gạo tẻ 100g. Thảo quyết minh rửa sạch, sao qua, gạo tẻ vo sạch. Hai thứ cho vào nồi ninh thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt, làm sáng mắt, thông tiện, thanh can ích thận, dùng thích hợp cho những người hay bị đau đầu do phong tà, đau mắt đỏ, suy giảm thị lực, t